Chúng ta đều biết rằng nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà là một điều tối kỵ trong xây dựng. Dù với bất kỳ thiết kế gì, nền nhà vệ sinh cũng không được cao hơn nền nhà, bởi nó sẽ liên quan mật thiết đến tính thoát nước. Vậy phải làm sao để khắc phục nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà? Hãy đọc bài viết dưới đây và tìm hiểu nhé.
Tuy nhiên, có một số trường hợp do không làm sàn âm mà dùng sàn chính để làm toilet luôn thì nền khu vực vệ sinh của công trình bao giờ cũng phải cao hơn nền nhà do phải lắp các ống kỹ thuật. Nhưng đây là thiết kế sai. Thiết kế này sẽ gây hậu quả là nền hay bị thấm, ẩm ướt và không hợp phong thủy.
Có thể bạn quan tâm: Mẹo làm sạch nèn gạch bông nhà vệ sinh bị ố
Xét về kỹ thuật, sàn nhà vệ sinh phải thuộc loại sàn âm. Tức là cốt nền nhà vệ sinh bằng cốt đáy dầm cộng thêm độ dày của sàn. Do đó, nền nhà vệ sinh luôn phải thấp hơn nền các khu vực khác nói chung.
Thực tế, để khu vệ sinh có nền thấp hơn nền nhà thì cốt nền vệ sinh phải bằng cốt đáy dầm cộng thêm chiều dày của sàn khu vệ sinh. Chẳng hạn dầm cao 30cm thì sàn của khu vệ sinh phải thấp hơn sàn các phòng 20cm. Nhưng vì khu vệ sinh phải lắp các ống kỹ thuật nên sẽ phải nâng lên khoảng 15cm. Do đó, sau khi hoàn thiện, nền khu vệ sinh sẽ thấp hơn nền các phòng khác khoảng 5cm.
Tuy nhiên, nhiều gia đình không làm sàn âm như trên mà dùng sàn chính để làm nền WC, khiến nền nhà luôn bị thấm nước và ẩm ướt.
Theo phong thủy học, nước phải ở dưới và gió phải ở trên. Nước càng bẩn càng phải thấp. Theo đó, nếu nước sàn nhà vệ sinh tràn vào nền nhà sẽ làm uế khí lấn át vượng khí trong nhà. Do đó gây ảnh hưởng xấu đến tài vận và sức khỏe người trong nhà.
Nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà sẽ khiến tổng thể mặt bằng trở nên mất cân đối. Nguyên nhân là do nền nhà sẽ được trải rộng bằng phẳng. Nếu có vật chắn hay vật nhô lên bất thường sẽ làm hỏng sự xuyên suốt của không gian. Bên cạnh đó, nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà còn thường xuyên gặp sự cố rỉ nước, gây mất thẩm mỹ và vệ sinh.
Sàn nhà vệ sinh cao hơn sàn nhà dễ khiến người sử dụng bước hụt, vấp ngã… nếu không để ý. Do đó, việc xây nền theo hình thức này gây mất an toàn và vô cùng bất tiện cho người sử dụng.
Việc nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà là thiết kế lỗi và phải khắc phục, cần phải hạ thấp nền nhà vệ sinh so với phòng khách và bếp. Tuy nhiên, với những nhà ở chung cư không thể hạ thấp nền xuống và cũng không thể nâng cao nền nhà lên thì có thể dùng biện pháp như sau:
Cách đơn giản và ít tốn kém nhất để bạn khắc phục nền WC cao hơn mà không cần thay đổi kết cấu, chính là xây gờ cho nhà vệ sinh. Có thể thiết kế gờ nhô cao khoảng 5cm để chặn dòng nước bẩn thoát ra từ khu vực vệ sinh. Tuy nhiên, giải pháp này cũng không khắc phục được điểm yếu an toàn trong thiết kế khi bậc lên vẫn rất cao và dễ vấp.
Đối với khía cạnh phong thủy, để hóa giải lỗi phong thủy nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà, có thể treo gương bát quái trước cửa nhà vệ sinh. Cần treo gương hơi chếch xuống, có đèn màu vàng hắt vào gương, hạn chế tác xạ… để hóa giải uế khí.
Hướng tây bắc thuộc quẻ Càn, là đại diện cho người chồng, người cha, người trụ cột trong gia đình. Hướng tây nam thuộc quẻ Khôn đại diện cho người vợ, người mẹ, người phụ nữ trong gia đình.
Trong phong thủy, người ta luôn cố gắng giữ gìn vận khí của cha mẹ, vì phúc đức cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến những người còn lại trong gia đình. Nhà vệ sinh lại là nơi tập trung uế khí, do đó khu vực vệ sinh phải tránh khỏi 2 khu vực này.
Nếu bạn mua một ngôi nhà đã có sẵn sàng phòng vệ sinh ở hướng tây bắc hoặc tây nam, mà không thể thay đổi bố cục nhà thì phải cố gắng đảm bảo bồn cầu không nằm ở tây bắc hoặc tây nam của phòng vệ sinh.
Tuy bồn cầu vàng là thú chơi trôi của một số trọc phú trên thế giới, nhưng phong thủy không khuyến khích điều này. Bởi vì vệ sinh trên bồn rửa hay bồn cầu bằng vàng bạc sẽ tượng trưng cho việc trút vận may tiền tài của mình xuống cống. Thiết bị vệ sinh tốt nhất vẫn nên được làm bằng các vật liệu cơ bản: sứ, gốm, inox…
Đầu giường và đầu người nằm cần phải hướng “sơn”, nghĩa là nơi cao tĩnh lặng thì sức khỏe mới ổn định. Nhà vệ sinh lại thường có tiếng động và thuộc hành “thủy”. Vì thế, phòng thủy không khuyến khích điều này.
Thực tế, việc bố trí giường tựa vào nhà vệ sinh sẽ khiến cho giấc ngủ không ngon vì tiếng động. Hơn nữa, phòng vệ sinh còn là nơi dễ phát tán các loại vi khuẩn gây bệnh, không tốt cho sức khỏe.
Nếu không thể thay đổi vị trí giường ngủ sát với tường nhà vệ sinh thì nên cố gắng để tường nhà vệ sinh phía đó không có đường nước, gương, bồn rửa, bồn cầu. Ngoài ra, có thể lắp đặt đèn điện trên tường nhà vệ sinh giáp phòng ngủ, đồng thời đảm bảo tường được khô ráo thường xuyên.
Xét theo âm dương, âm là sắc tối; dương là sắc sáng. Năng lượng dương mang lại sự năng động, sáng tạo; Năng lượng âm mang lại sự yên tĩnh, nghỉ ngơi.
Vì thế nhà vệ sinh nên thiết kế với màu trung tính giữa âm và dương. Không nên chọn những màu quá âm hay quá dương mà nên có sự kết hợp hài hòa.
Xem thêm: Mẹo xây nhà vệ sinh hợp phong thủy
Bài viết trên là những chia sẻ về cách khắc phục nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà và những lưu ý về phong thủy trong thiết kế. Bạn hãy lưu ý khi thiết kế nhà cửa để nền nhà vệ sinh không được cao hơn nền nhà mà phải thấp hơn hoặc bằng.
Tác giả: thoa mai
Ý kiến bạn đọc