Vệ Sinh Môi Trường Thường Lê - Hút Hầm Cầu, Thông Cống NghẹtCty Vệ Sinh Môi Trường Thường Lê Tiền Giang - Bà Rịa - Vũng Tàu | 096 7777 119| Hút Hầm Cầu, Thông Tắc Cầu Cống tại Tiền Giang và Bà Rịa - Vũng Tàu
Chuyên: Hút Hầm Cầu, Thông Cầu Cống Nghẹt, Thông Đường Nước Thải Sinh Hoạt, Nạo Vét Sửa Chữa Hố Ga, khu vực Tiền Giang, Miền Tây, Bà Rịa - Vũng Tàu và các khu vực lân cận. CTY CHÚNG TÔI CÓ ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN NHIỀU KINH NGHIỆM TRÊN 20 NĂM TRONG NGÀNH TẠI CÁC HUYỆN & THÀNH PHỐ. LUÔN ĐẢM BẢO SỰ HÀI LÒNG CỦA QUÝ KHÁCH. UY TÍN - CHẤT LƯỢNG - CHUYÊN NGHIỆP - GIÁ RẺ - BẢO HÀNH CHU ĐÁO - CÓ HOÁ ĐƠN VAT KHI QUÝ KHÁCH CẦN
Vệ Sinh Môi Trường Thường Lê - Hút Hầm Cầu, Thông Cống Nghẹthttps://vesinhmoitruongthuongle.com/uploads/cty-tnhh-ve-sinh-moi-truong-thuong-le.png
Thứ sáu - 03/02/2023 09:04
Một số loại rác chúng ta hay vứt vào bồn cầu sẽ gây ra tắc, nghẽn. Vậy những loại rác nào không thể bỏ vào bồn cầu?
Mục lục
Chúng ta thường có thói quen vứt rác vào bồn cầu để xả nước đi luôn. Thế nhưng bồn cầu không được sử dụng như một chiếc thùng rác. Thói quen vứt rác vào bồn cầu sẽ khiến rác thải tích tụ, dẫn đến tắc nghẽn. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những loại rác nào không thể bỏ vào bồn cầu. Các bạn hãy đọc kỹ bài viết để tránh gây tắc nghẽn bồn cầu trong nhà nhé!
Những loại rác nào không thể bỏ vào bồn cầu?
Bồn cầu là nơi chứa các loại chất thải. Có lẽ vì vậy mà nhiều người coi nó như một chiếc thùng rác thứ hai. Đôi khi bạn tiện tay vứt rác vào bồn cầu và nghĩ chỉ cần xả nước là xong. Tất nhiên mảnh rác ấy sẽ bị nước cuốn trôi đi sạch sẽ. Vậy nhưng chẳng ai ngờ mảnh rác ấy sẽ là tiền đề cho tình trạng tắc nghẽn bồn cầu.
Chẳng có ai muốn xử lý hậu quả đầy mùi hôi và mất vệ sinh của một chiếc bồn cầu nhỉ? Vậy loại rác nào không thể bỏ vào bồn cầu? Cùng lưu ý 8 loại rác dưới đây nhé:
Không nên bỏ rác vào bồn cầu
Bã kẹo cao su
Nếu bạn từng ăn kẹo cao su thì cũng biết nó không tan trong nước và rất dính. Bị bã kẹo dính vào sàn hay tường nhà đã khó gỡ rồi. Càng khó khăn hơn khi bã kẹo cao su cũng có thể dính vào thành ống cống, gây ra nguy cơ tắc nghẽn lớn. Và người dùng thì đương nhiên chẳng thể nào gỡ được bã kẹo ấy ra khỏi thành ống.
Chỉ nha khoa
Một vài người có thể sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm để vệ sinh răng miệng. Nhiều người nghĩ sợi chỉ mảnh ấy không phải loại rác gì lớn, nhưng đó là một lầm tưởng. Là vật liệu dạng sợi, chỉ nha khoa dễ cuốn lại vào nhau thành búi, làm tắc đường ống. Đương nhiên chỉ vứt 1, 2 sợi thì cũng không có vấn đề gì, nhưng cứ tích tụ mỗi ngày thì kiểu gì bạn cũng gánh đủ hậu quả.
Bã trà
Mặc dù bã trà trông rất vô hại nhưng nó không hề dễ phân hủy. Ai pha trà cũng biết bã trà rất dễ tạo thành cặn, đặc biệt khi dính nước. Điều này khiến cho bã trà là thứ dễ gây tắc nghẽn không kém gì những loại rác trên.
Túi nilon
Chắc hẳn ai cũng biết là túi nilon có hại rồi. Đừng nói là vứt nó xuống bồn cầu, có vứt bạn cũng mất công lắm mới xả trôi túi nilon xuống cống được đó. Và dù có xả trôi được nó thì 60% - 70% là bồn cầu nhà bạn sẽ bị tắc sớm thôi.
Cát
Cát có tính hút nước rất mạnh và cũng dễ bị lắng đọng lại. Có thể xả trôi cát rất dễ dàng nhưng rồi nó sẽ đọng dần trong các thành ống. Nếu bạn cứ duy trì thả cát xuống bồn thì nó sẽ tạo thành các nút tắc nghẽn khó mà thông được.
Kính áp tròng
Nghe đến đây thì hẳn nhiều người nghĩ có ai lại đem vứt kính áp tròng xuống bồn, nhưng thực tế có rất nhiều người trên thế giới làm vậy. Thói quen này không gây hại gì lớn cho từng gia đình nhưng nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Dựa trên một nghiên cứu vào đầu năm 2018, mỗi năm có khoảng 20 tấn kính áp tròng lọt ra ngoài môi trường tại Mỹ. Điều này sẽ gây ra một thảm họa môi trường lớn nếu không được chấm dứt kịp thời.
Dầu mỡ
Mọi người thường nghĩ dầu mỡ là chất lỏng nên đổ nó xuống bồn luôn cũng không có hại gì. Tuy nhiên, khi dầu mỡ tiếp xúc với thành ống cống sẽ đông lại thành các cục sáp gây tắc nghẽn. Vì thế mọi người cần khéo léo khi xử lý dầu mỡ, tốt nhất là cạo nó vào thùng rác để vứt đi.
Giấy ướt
Đúng như tên gọi, các loại giấy ướt được sử dụng thay thế khăn mặt. Khác với các loại giấy khác, giấy ướt không bị tan trong nước. Tính chất này khiến cho giấy ướt còn dễ gây tắc nghẽn hơn hẳn các loại giấy khác.
Xử lý như thế nào nếu bỏ rác vào bồn cầu?
Đọc đến đây thì chắc hẳn nhiều người nhận ra bản thân đã vô thức xả bao nhiêu rác vào bồn cầu nhỉ. Có một số loại rác thì lỡ tay bỏ 1, 2 lần thì không sao. Có loại thì bỏ vào bồn 1 lần thôi cũng dễ gây nguy cơ tiềm tàng rồi. Không phải ai cũng nhớ loại rác nào không thể bỏ vào bồn cầu trong số các loại rác đã từng vứt.
Xem thêm: Hướng dẫn cách lấy đồ rơi vào bồn cầu đơn giản
Một số tình trạng tắc nghẽn do rác thải có thể xử lý dễ dàng bằng cách dùng móc quần áo hay cây thụt chuyên dụng. Bằng cách này rác thải chắn đường ống sẽ bị loại bỏ. Tuy nhiên, những trường hợp khó xử lý hơn chỉ có thể giải quyết bởi các công ty môi trường uy tín.
Dùng cây thụt thông tắc bồn cầu
Trên đây là 8 loại rác thải cần tránh thả vào nhà vệ sinh mà đội ngũ Môi Trường Thường Lê đã tổng hợp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho những ai còn chưa phân biệt được loại rác nào không thể bỏ vào bồn cầu. Nếu bạn gặp rắc rối với bồn vệ sinh nhà mình, nhanh tay liên hệ 096 7777 119 để chúng tôi giúp đỡ nhé!